Nhựa tái sinh (hay còn gọi nhựa tái chế) và nhựa nguyên sinh đều là những loại vật liệu có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để phân biệt và sử dụng 2 loại nhựa trên cho đúng?
Nhựa tái sinh là gì?
– Nhựa tái sinh được sản xuất từ nhựa thu gom, sau quá trình phân loại, tái chế theo quy trình khác nhau. Sau đó được nghiền nhỏ, làm sạch và nung chảy, hỗn hợp nhựa được chuyển qua máy ép chuyển thành dạng sợi hoặc dạng hạt nhựa.
– Các loại hạt nhựa tái sinh được dung làm nguyên liệu sản xuất và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, xây dựng hoặc môi trường.
Các loại nhựa tái sinh chủ yếu là: PP, PE, HDPE, ABS, PVC, …
Nhựa nguyên sinh là gì?
– Nhựa nguyên sinh bao gồm một số loại nhựa như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, POM, PA, PMMA… Đây đều là những loại nhựa nguyên chất, không pha tạp, không thêm phụ gia.
– Nhựa nguyên sinh có đặc tính là mềm dẻo, độ đàn hồi lớn, chịu được cong vênh và áp lực. Thành phẩm của nhựa nguyên sinh có thẩm mỹ khá cao do bề mặt bóng, mịn và màu sắc tươi sáng.
Tùy vào đặc tính của từng loại nhựa nguyên sinh mà các loại nhựa này hiện được ứng dụng trong rất nhiều ngành công nghiệp như bao bì thực phẩm, mũ bảo hiểm (chống va đập), đầu gậy đánh golf, hệ thống ống chất dẻo chịu được áp lực… Ngoài ra, nhựa nguyên sinh còn có mặt trong ngành sản xuất oto, điện tử, thiết bị y tế… hay nhựa công nghiệp như sản xuất thùng rác.
Phân biệt nhựa tái sinh, nhựa nguyên sinh và ứng dụng của hạt nhựa.
Posted in Tin tức